Cội nguồn của Thập Tam Lăng liên quan tới một cuộc đảo chính . Vua khai sinh Đời Minh là Chu Nguyên Chương đặt thủ đô tại Nam Kinh miềm Đông Nam TQ , sau khi qua đời , ông truyền ngai vàng cho cháu ông , để giành giật ngôi vua , con trai thứ tư của ông là Chu Đệ đã phát động nội chiến và rút cuộc lên làm vua . Sau khi Nam Kinh bị thất thủ , cháu của ông Chu Nguyên Chương không biết đi đâu mất , đến nay vẫn là vụ án treo chưa được giải quyết trong lic̣h sử Đời Minh . Sau khi Chu Đệ lên làm vua , cảm thấy Nam Kinh không an toàn , bèn rời Đô đến Bắc Kinh . Trong những năm làm vua , Chu Đệ đã sai người chọn địa điểm xây lăng tẩm cho mình , qua nhiều lần so sánh , ông rút cuộc đã chọn một vùng phong cảnh tươi đẹp , dễ canh thủ khó tấn công tại ngoại thành phía Tây Bắc Bắc Kinh để xây dựng lăng tẩm cho mình , và đặt tên là Trường Lăng . Trải qua hơn 200 năm xây dựng kể từ năm 1409 công nguyên đến năm 1644 Đời Minh bị diệt vong , lần lượt có 13 đời vua an táng tại đây , hình thành cụm lăng tẩm của vua Đời Minh , vì vậy cũng gọi là Thập Tam Lăng .

Hình thức và quy chế của Thập Tam Lăng cơ bản giống Lăng Minh Hiếu , trục đường trong khu lăng mộ có một Thần Lộ biểu tượng “danh dự ” của vua . Trước cổng chính của khu lăng mộ với một cổng chào đồ sộ làm bằng đá ,tính đến nay đã có hơn 450 năm lịch sử . Cổng chào này được bảo tồn rất hoàn hảo , toàn bộ xây dựng bằng đá cẩm thạch lớn , hoa vân chạm khắc trên đó rất đẹp và khỏe khoắn , là cổng chào hiếm thấy kể từ Đời Minh Thanh đến nay .Vào cổng chào không xa sẽ là Đại Cung Môn- cổng chính của Lăng Viên , con đường tất phải đi qua khi vua đến viếng lăng ngày xưa .Bắt đầu từ Đại Cung Môn , có xây bức tường vòng quanh Lăng Viên dài khoảng 40 ki-lô-mét theo địa hình núi sông , đặt 10 cửa quan . Ngày trước mỗi cửa quan đều có quân đội canh giữ nhằm bảo vệ lăng tẩm .Mỗi ngôi mộ trong Thập Tam Lăng đều có Giám , Viên , Vệ . Giám tức là nơi ở của Thái Giám, quan chức quản lý Lăng Viên chuyên trách công việc cúng tế của Lăng Viên , cho nên đều xây dựng ở gần Lăng Tẩm , hiện nay đều đã trở thành làng xóm . Viên tức là nơi ở của thợ vườn , kinh doanh rau quả dành cho việc cúng tế . Vệ có nghĩa là nơi đóng quân với mục đích là bảo vệ Lăng tẩm .

Ảnh : Thần Lộ
Để bảo tồn mãi mãi Lăng tẩm của mình , các Đời Vua không những bịa ra nhiều thần thoại , mà còn giấu mộ một cách cực kỳ kín đáo . Vì vậy , Địa Cung của các lăng mộ luôn được trùm lên mầu sắc thần bí .Định Lăng là lăng mộ thần bí nhất trong Thập Tam Lăng .Nhất là Huyền Cung dưới lòng đất của Định Lăng chưa hề có người biết đến , mãi đến tháng 5 năm 1956 , những người làm công tác khảo cổ TQ mới bắt đầu khai quật Địa Cung của Định Lăng , tổng diện tích của Địa Cung Định Lăng là 1195 mét vuông, gồm 5 điện trước , giữa , sau , điện trái và điện phải , toàn bộ đều được xây dựng bằng kết cấu đá .Để bảo vệ mặt đất khỏi bị phá hoại , đã lát đường bằng những ván gỗ dày cho xe linh cứu vào Địa Cung , đến nay vẫn còn trải trên mặt đường từ Điện trước đi tới Điện Sau . Trung Điện có ba ngôi vua đá cẩm thạch , Điện Sau được gọi là Huyền Đường, là bộ phận chính của Địa Cung . Phía trước quan sàng có đặt ba áo quan , ở giữa là chiếc áo quan cực lớn , đó là linh cứu của Chu Hủ Quân , bên trái và bên phải là áo quan của hai hoàng hậu Chu Hủ Quân . Xung quanh có 26 hòm tùy táng , đá cẩm thạch , bình sứ hoa xanh v.v . Sau khi khai quật Định Lăng đã khai quật ra hơn 3000 văn vật quý . Trong đó có hàng dệt muôn màu muôn vẻ , trang phục , đồ trang sức vàng xinh xắn cùng nhiều đồ vàng , đồ ngọc và đồ sứ hiếm thấy , tất cả những thứ đó đều là hàng mỹ nghệ quý của Đời Minh .

Ảnh : Văn vật khai quật từ Thập Tam Lăng
Đọc thêm!